Hiện nay có rất nhiều câu hỏi, thắc mắc về bằng lái xe b1 và giới hạn sử dụng của bằng lái xe b1. Trong đó câu hỏi được nhiều học viên quan tâm nhất là bằng lái xe b1 là gì, bằng lái xe b1 có được phép điều khiển số sàn, lái xe taxi, xe công ty hay kinh doanh vận tải hay không ?

Mục lục [Hiện]

    Bằng lái xe B1 là gì ?

    Bằng lái xe B1 được chia làm 2 loại là bằng lái xe b11 (số tự động) và bằng lái xe b12 (số sàn) có chức năng cụ thể như nhau :

    Bằng lái xe B11 :

    •  Là bằng lái xe chỉ được phép điều khiển xe số tự động dưới 9 chỗ ngồi và có tải trọng nhỏ hơn 3.500 kg.

    •  Không được phép kinh doanh và nâng hạng.

    • Tất cả các loại xe ô tô số tự động bao gồm : ô tô tải, ô tô chuyên dùng, ô tô dành cho người khuyết tật.

    >> Tham khảo thêm chi tiết về :  Bằng lái xe B11 là gì ? Bạn biết gì về bằng lái xe tự động hạng B11?

    Bằng lái xe B12 :

    • Là bằng lái xe được phép điều khiển cả xe số sàn và số tự động dưới 9 chỗ ngồi và có tải trọng nhỏ hơn 3.500 kg.

    • Không được phép kinh doanh và nâng hạng.

    • Xe ô tô, kể cả ô tô tải, máy kéo kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

    >> Tham khảo thêm chi tiết về :  Bằng lái xe B12 là gì ? Bằng B12 lái được những loại xe nào ?

    Như vậy khái niệm trên đã giúp bạn hiểu bằng lái xe B1 là gì và được phép điều khiển các loại xe nào. Bạn nên lựa chọn phù hợp để tránh bị phạt oan khi tham gia giao thong bởi nếu sử dụng sai bằng là sẽ bị công an tuýt.

    Phạm vi điều khiển của bằng lái xe B1 là gì ?

    Thưở đầu thì học viên thi bằng lái xe B1 thì chỉ được sử dụng các loại xe số sàn, tuy nhiên từ năm 2016 trở đi GPLX số tự động được bộ GTVT chính thức bổ sung vào bằng lái xe B1. Chính điều này khiến chính các người điều khiển xe ô tô có bằng B1 hoang mang không biết GPLX B1 của mình được phép điểu khiển các loại xe gì ?

    Phạm vi điều khiển của bằng lái xe B1 là gì ?

    Theo quy định của Luật GTĐB thì : “GPLX B1 được cấp cho người lái xe không sử dụng mục đích kinh doanh vận tải và được phép điều khiển xe đến 9 chỗ ngồi và có tải trọng dưới 3.500 kg.” Tuy nhiên phạm vi điều khiển của GPLX B1 được thể hiện rõ ở “Điều 16 Chương I Phần III thuộc Thông Tư 12/2017/TT-BGTVT”. Cụ thể điều 16 như sau :

    Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

    • Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
    • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
    • Ô tô dùng cho người khuyết tật.

    Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

    • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
    • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
    • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

    Có thể bạn quan tâm :

    Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

    • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
    • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

    Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

    • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
    • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
    •  Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

    Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

    • Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
    • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

    Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

    • Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
    • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

    Theo Điều 16 Chương I Phần III thuộc Thông Tư 12/2017/TT-BGTVT đã chỉ rõ ràng chi tiết là bằng lái xe ô tô hạng B1 là không được hành nghề lái xe hay nói khác đi “KHÔNG ĐƯỢC PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI” như : lái taxi, vận tải hành khách, kinh doanh vận chuyển, lái xe công ty, trong cơ quan nhà nước (Thu tiền khách hàng là một hình thức kinh doanh).

    Bằng B1 có được lái xe kinh doanh? Bằng B1 lái được những loại xe nào ?

    Như vậy để điều khiển các loại xe như : taxi, xe tải nhỏ, xe bán tải, xe công ty… để phục vụ mục đích kinh doanh thì buộc người lái xe phải học lái xe hạng B2 (hay được cấp GPLX B2) bởi giấy phép lái xe hạng b2 được phép điều khiển các loại xe như hạng B12 và được phép hành nghề lái xe, kinh doanh vận tải.

    Có thể bạn quan tâm :

    Bằng B1 có thuê xe tự lái được không ?

     Khi bạn đã sở hữu giấy phép lái xe hạng B1 nhưng bạn chưa có điều kiện sử hữu ô tô riêng và muốn thuê xe tự lái thì điều này hoàn toàn có thể miễn sao bạn không sử dụng nó cho mục đích kinh doanh vận tải.

    Điều kiện tham gia học lái xe

    • Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
    • Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.

    Điều kiện tham gia học lái xe

    Hồ sơ của người học lái xe

    Người học lái xe lần đầu

    Đối với người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

    • a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định
    • b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
    • c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
    • d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

    Người học lái xe nâng hạng

    Đối với người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

    • a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
    • b) Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;
    • c) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);

    Hồ sơ bằng lái xe gồm những gì?

    Có thể bạn quan tâm :

    Chương trình đào tạo lái xe hạng B1

    Quy định về thời gian đào tạo

    • Bằng lái xe hạng B11 - Xe số tự động: 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340);
    • Bằng lái xe hạng B12 - Xe số cơ khí (số sàn): 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420);

    Các môn kiểm tra

    • Kiểm tra tất cả các môn học trong quá trình học;
    • Riêng môn Cấu tạo và Sửa chữa thông thường và môn Nghiệp vụ vận tải đối với hạng B2 học viên có thể tự học nhưng phải được cơ sở đào tạo kiểm tra;
    • Kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi kết thúc khóa học gồm:
      • Môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết
      • Môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.

    Chương trình và phân bổ đào tạo

    SỐ TT

    CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN CÁC MÔN HỌC

    ĐVT

    HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE

    Hạng B1

    Học xe số tự động
    B11

    Học xe số cơ khí
    B12

    1

    Pháp luật giao thông đường bộ

    giờ

    90

    90

    2

    Cấu tạo và sửa chữa thông thường

    giờ

    8

    8

    3

    Nghiệp vụ vận tải

    giờ

    -

    -

    4

    Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông

    giờ

    14

    14

    5

    Kỹ thuật lái xe

    giờ

    24

    24

    6

    Tổng số giờ học thực hành lái xe/1 xe tập lái

    giờ

    340

    420

    Số giờ thực hành lái xe/học viên

    giờ

    68

    84

    Số km thực hành lái xe/học viên

    km

    1000

    1100

    Số học viên bình quân/1 xe tập lái

    học viên

    5

    5

    7

    Số giờ học/học viên/khóa đào tạo

    giờ

    204

    220

    8

    Tổng số giờ một khóa đào tạo

    giờ

    476

    556

    THỜI GIAN ĐÀO TẠO

    1

    Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

    ngày

    3

    4

    2

    Số ngày thực học

    ngày

    59,5

    69,5

    3

    Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng

    ngày

    14

    15

    4

    Cộng số ngày/khóa đào tạo

    ngày

    76,5

    88,5

    Trung tâm dạy lái xe uy tín chất lượng tại Hà Nội

    Dù ở bất cứ nơi nào, dù làm bất cứ ngành nghề nào cũng đòi hỏi niềm đam mê, sự tận tâm, tận tuỵ, lòng yêu nghề. Lái xe cũng vậy, lái xe ô tô không hề khó nhưng để trở thành một người lái xe bản lĩnh, đủ bình tĩnh để xử lý mọi vấn đề phát sinh, mọi tình huống thì bạn hãy là người học viên thông thái. Hãy trao niềm tin tưởng ấy cho đội ngũ giảng viên nhiệt tình, hăng hái và yêu nghề của các trung tâm đào tạo lái xe, chắc chắn bạn sẽ hài lòng vì chất lượng giảng dạy nơi đây.

    Với thời gian biểu hợp lý Trung tâm Sao Bắc Việt (627 Vũ Tông Phan) luôn là thời gian lý tưởng được các học viên chọn lựa và đăng ký. Với uy tín, kinh nghiệm cao trong lĩnh vực đào tạo lái xe, Trung tâm luôn tự hào là địa chỉ vàng, được rất nhiều học viên tín nhiệm trong lĩnh vực đào tạo lái xe ô tô, học viên có thể đặt lịch vào các thời gian rảnh của mình để chúng tôi sắp xếp giáo viên dạy.

    Kết luận

    Như vậy các thông tin bổ ích trên đã giúp bạn hiểu rõ bản chất bằng lái xe B1 là gì ? Bằng lái xe B1 được phép điều khiển những loại xe nào, bằng lái xe B1 có được phép lái xe taxi, xe kinh doanh vận tải ... hay không? Nếu bạn cần biết thêm chi tiết thì liên hệ Ms. Phương 0961.331.691 để được tư vấn miễn phí về các thông tin bằng lái xe.

    Thảo Nguyên

    Thứ Hai, 30/11/2020 11:38
    4,0 (80,0 %) 1 votes

    Bạn còn chần chừ gì nữa ?

    Đăng ký học lái xe ngay hôm nay !

    * Còn 01 suất ưu đãi thi sớm
    Loading
    Hệ thống đang xử lý xin vui lòng chờ trong giây lát ...